Cập nhật thị trường lao động Q1/2020 dưới ảnh hưởng của COVID-19

Press Release, HR Insight, Local News, HR Insight
Cập nhật thị trường lao động hàng quý mới nhất của Adecco Việt Nam cho thấy những tác động của COVID-19 đến thị trường lao động và nhu cầu tuyển dụng trong Q1/2020.  Báo cáo cũng bao gồm những cách tiếp cận mới để cải thiện tình hình kinh doanh và quản lý lực lượng lao động sau khủng hoảng.

COVID-19 ảnh hưởng đến thị trường lao động Q1/2020 như thế nào?

COVID-19 đang đặt ra những thách thức to lớn đối với nền kinh tế và cuộc sống của người dân Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê (GSO), bình quân đầu người chỉ tăng 3,82% trong quý đầu năm nay - mức tăng trưởng thấp nhất được ghi nhận trong 10 năm qua. Hơn 35.000 doanh nghiệp cũng đã phải ngừng hoạt động trong 3 tháng đầu tiên.

Việc đóng cửa tạm thời các dịch vụ không thiết yếu đã buộc các nhân viên dịch vụ vận tải, làm đẹp và giải trí phải nghỉ phép không lương hoặc mất việc hoàn toàn. Bộ Kế hoạch và Đầu tư ước tính rằng 250.000 lao động Việt Nam bị mất việc trong quý này và 1,5-2 triệu người khác có nguy cơ  tương tự dưới tác động to lớn của đại dịch toàn cầu này. Hầu hết trong số họ là từ ngành dệt may, giày dép, nhà hàng, khách sạn hoặc du lịch.

Cập nhật thị trường lao động quý 1 2020

COVID-19 cũng ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động trong ngành sản xuất. Hơn 56% nguyên liệu thô của Việt Nam đều nhập từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Việc phong tỏa toàn thế giới gây ra sự gián đoạn trong quá trình cung ứng và sản xuất, khiến các doanh nghiệp trong lĩnh vực lắp ráp ô tô, điện tử, sắt thép phải chịu áp lực rất lớn trong việc tái cấu trúc lực lượng lao động. Ngoài ra, nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp đã phải chịu mức tăng trưởng thấp nhất ở mức 0,08% trong quý này theo khảo sát mới nhất của Tổng cục Thống kê. Nông dân và người có thu nhập thấp hoặc hợp đồng tạm thời là nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Các ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong Q1/2020

Trước đại dịch, vào tháng 1 và tháng 2, Adecco Việt Nam vẫn chứng kiến ​ nhu cầu tuyển dụng của ngành điện tử và sản xuất gia tăng 11% so với Q1/2019. Sự căng thẳng trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc dẫn đến việc các công ty dịch chuyển chuỗi sản xuất vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát mạnh ở nước ta kể từ tháng 3, thị trường tuyển dụng đã giảm khoảng 30-40% so với năm trước. Việc hạn chế đi lại và phong tỏa cũng hoãn nhiều cơ hội việc làm mới cho người nước ngoài.

Thay vào đó, một số vị trí nhất định được tìm kiếm cao hơn bao giờ hết. ‘‘Thương mại điện tử, công nghệ thông tin và công nghệ tài chính đang tuyển dụng nhiều chuyên gia hơn. Giãn cách xã hội và nỗi sợ lây lan vi-rút khiến mọi người hoạt động trên mạng thường xuyên, dẫn đến gia tăng nhu cầu cho các dịch vụ trực tuyến’’, bà Nguyễn Thu Hà - Giám đốc văn phòng Hà Nội, Adecco Việt Nam chia sẻ.

Cập nhật thị trường lao động quý 1/2020

Ông Nguyễn Hoàng Thanh Chương - Phó Giám đốc bộ phận tuyển dụng TP HCM, Adecco Việt Nam cho biết thêm: ‘Trong quý này, các công ty có xu hướng tuyển giám đốc dự án hoặc quản lý kỹ thuật trong ngành CNTT tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, việc nấu ăn tại nhà và chuẩn bị sẵn sàng cho cách ly dẫn đến sự gia tăng mua sắm thực phẩm đóng gói và đông lạnh, các sản phẩm từ sữa, chăm sóc cá nhân và vệ sinh nhà cửa. Chúng tôi nhận thấy các vị trí như Giám đốc bán hàng và Giám đốc tiếp thị trong ngành hàng tiêu dùng nhanh cũng được tuyển dụng khá phổ biến trong mùa này.” Tổng cục thống kê cũng ghi nhận mức tăng trưởng 5,69% trong lĩnh vực bán lẻ Q1/2020.

Dự báo nhu cầu tuyển dụng trong Q2/2020

Khi sự lây lan COVID-19 được kiểm soát tốt ở Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng Q2 các ngành dịch vụ vận tải, chuỗi cung ứng / hậu cần, hàng tiêu dùng, nông nghiệp (đặc biệt là thức ăn chăn nuôi) có thể sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sự phục hồi các doanh nghiệp ngành hàng F&B. Các yêu cầu tuyển dụng ngành FMCG, dược phẩm và B2B vẫn duy trì ở mức tương tự như trong Q1 và sẽ chiếm phấn lớn tỷ lệ việc làm trong Q2.

Dù nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực công nghệ tăng ở Q1, nhưng vào Q2 sẽ là một thách thức khi thị trường châu Âu và châu Mỹ đang chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch. Sẽ mất khoảng một quý để khôi phục lại nhu cầu thuê ngoài từ các quốc gia đó đối với các công ty gia công phần mềm tại VN. Công nghệ tài chính cũng sẽ cần thận trọng với kỳ vọng mạnh mẽ của họ về doanh số và tăng trưởng người dùng.  Người dân sẽ ngần ngại trả tiền cho các khoản vay tiêu dùng cho đến khi nền kinh tế trở lại chế độ tăng trưởng.

Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm tích cực do thực tế là các doanh nghiệp trở lại gần như 100% điều kiện làm việc bình thường. Thương mại điện tử và sẽ là động lực chính cho tiêu dùng thị trường, chiếm một phần lớn hơn từ bán lẻ truyền thống vì nhận thức về giãn cách xã hội được khuyến nghị.

Tìm đúng người.

Dù bạn muốn tìm nhân viên tạm thời hay chính thức


Bắt đầu

Gọi chúng tôi

Liên hệ với văn phòng Adecco Việt Nam nói chuyện với chuyên gia nhân sự


Tìm một chi nhánh